Pop, Music & Film

Nhạc cổ điển từ Tây sang Đông: Giao thoa hay chệch pha?

Kẻ la ó phản đối Hip-hop không thể sánh ngang với Classic, người nhiệt liệt cổ vũ... Nhìn vào thị trường Bắc Mỹ, nhạc cổ điển đã từng len lỏi vào dòng chảy thời đại, nhưng chỉ được dùng như một chất liệu để "làm mới" vì Classic vốn dĩ vẫn là những cấu trúc không dễ gì phá... phách!

lighting man adult male person people performer

Cảm hứng tri âm

Nếu liệt kê các bản nhạc Pop trong văn hóa đại chúng sử dụng sound tiếng cổ điển thì nhiều vô kể, ví dụ điển hình là "Alejandro" của Lady Gaga nằm trong EP phát hành năm 2010 của cô. Gaga sử dụng toàn bộ phần nhạc của bài "Csárdás" (tác giả Vittorio Monti) cho đoạn mở đầu. "Csárdás" tự bản thân nó cũng lấy cảm hứng từ nhạc dân gian Hungary - quả thật là một màn biến tấu gây choáng váng giới phê bình bấy giờ. 

person goggles accessories face head photography portrait
Một cảnh trong MV "Alejandro" của Lady Gaga

Ở một diễn biến khác, việc dùng một phần hợp âm của nhạc cổ điển (bản "Canon in D" của Pachelbel) được nhiều nghệ sĩ Pop tận dụng tối đa: gần nhất có "Memories" của Maroon 5, trước đó có "I Should Be So Lucky" của Kylie Minogue và "Don’t Look Back in Anger" của Oasis. Việc sáng tác phần lời và giai điệu dựa trên vòng hòa thanh của nhạc cổ điển trở thành cuộc giao thoa dễ chịu, thậm chí khá thành công ("Memories" lọt Billboard Hot 100, bán ra 4 triệu bản toàn cầu). 

Cũng như Maroon 5, tác giả Eric Carmen của "All by Myself" ra mắt vào thập niên 70s, sau này do Céline Dion hát lại bản năm 1996, cũng sáng tác dựa trên phần hòa âm của bản piano huyền thoại "Piano Concerto No.2 in C minor" (tác giả Rachmaninov). Hay như nhóm Clean Bandit đã dùng chương đầu của "String Quartet No. 21" (tác giả Mozart) cho đoạn điệp khúc của "Mozart’s House" mà họ phát hành hồi 2014! 

publication book person man adult male face head
It’s Now or Never có "cội nguồn" là nhạc cổ điển!

Ngay đến ông hoàng của Rock and Roll - Elvis Presley cũng từng lấy cảm hứng sáng tác "It’s Now or Never" theo bản nhạc Opera có tên "O Sole Mio" của Eduardo di Capua. "It’s Now or Never" bán ra hơn 20 triệu bản, là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Giai điệu vui tươi, cách hát sảng khoái của Elvis khiến bản này nổi tiếng gấp nhiều lần so với bản nhạc "There's No Tomorrow" cũng dựa theo "O Sole Mio" ra mắt gần một thập niên trước. 

publication portrait person face book black hair woman adult female poster
Phiên bản cổ điển cực kỳ đáng nghe của "Young and Beautiful" 

Một trong những ca khúc nhạc phim phổ biến nhất, được hòa âm dựa trên chất liệu nhạc cổ điển, là "Young And Beautiful" của Lana Del Rey, cho phim "The Great Gatsby" năm 2013. Mặc dù giọng hát liêu trai có phần ủ rũ và ủy mị của Lana có thể chiếm lấy tâm hồn bạn, nhưng tai nghe mách bảo các sound tiếng "Violon", "Basson"... trong phiên bản kết hợp cùng dàn nhạc giao hưởng.

Rock và Symphony: Sự oai hùng của thanh âm

Rock được chọn là có chất liệu âm nhạc để “tái cấu trúc” với dàn giao hưởng. Cội nguồn của Rock có nhạc blues và nhạc cổ điển. Sự kịch tính của Classic và Rock có nhiều điểm tương đồng, tạo ra những màn kết hợp hấp dẫn từ những năm 80 thế kỷ trước. Ban nhạc Metallica là một trong những tên tuổi nổi bật nhất khi thường khôi phục nhạc cổ điển trong các tác phẩm Rock, đơn cử là album "S&M" ra mắt vào năm 1999, cùng dàn nhạc giao hưởng San Francisco..

concert person lighting urban man adult male musician performer guitar
Ban nhạc Rock Metallica biểu diễn với dàn giao hưởng San Francisco

Hay album "Once" của Nightwish kết hợp với dàn nhạc giao hưởng London tốn khoảng 250,000 USD kinh phí sản xuất nhưng thu về thành công to lớn (hơn 2 triệu USD thu lại). Nightwish sử dụng cách hát Opera trên nền nhạc Rock thông qua các ca khúc "Wish I Have An Angel", "Planet Hell"...  Nightwish, Epica hay Rhapsody of Fire... là số ít những ban nhạc Rock chọn đi theo con đường "Symphonic metal".

Danh sách này còn kéo dài với "Sweet Child O' Mine" - bản huyền thoại của Guns N' Roses năm 1997, được "phục chế" thông qua Epic Symphonic Rock kết hợp giữa Rock và dàn nhạc giao hưởng; hay Iron Maiden chơi nguyên liên khúc các bài hát "tủ" của họ như “Fear of The Dark”, “Run to The Hills”... theo phong cách nhạc thính phòng, khiến người nghe "sởn da gà" vì độ nhịp nhàng và uyển chuyển giữa hai chất liệu âm nhạc tưởng chừng trái ngược nhau. 

concert person stage woman adult female man male music band group performance

Ở quy mô lớn hơn, ban nhạc tên tuổi Evanescence trong kỷ nguyên "Synthesis" năm 2017 đã lưu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng. Kể từ album thứ hai "The Open Door" năm 2006, Evanescence quyết định theo đuổi thể loại "Symphonic metal" - cách đặt tên cho phong cách âm nhạc chồng chéo giữa chất liệu nhạc cổ điển và heavy metal với trống, guitar điện, dàn hợp xướng... đôi khi chỉ có dàn nhạc phím.

Đâu là người tiên phong?

Nhiều người ngỡ ngàng khi nghe Đen rap với dàn hợp xướng, anh có lẽ là rapper đầu tiên của Việt Nam có màn kết hợp bất ngờ dù nó không hoàn toàn mới. Một trong những rapper nổi tiếng nhất hiện nay Kendrick Lamar đã từng "phá bỏ giới hạn" khi trình diễn album "To Pimp a Butterfly" với dàn nhạc giao hưởng quốc gia tại Kennedy Center. 

singing performer person musician microphone man adult male guitar woman
Kendrick Lamar biểu diễn tại Kennedy Center với dàn giao hưởng hồi 2015

Các nghệ sĩ khác hơn như Nas ("I Can" năm 2003); Immortal Technique ("Dance with the Devil" năm 2001); Mick Jenkins ("The Trees" năm 2013)... không sử dụng toàn bộ bản nhạc gốc mà chỉ sử dụng sound tiếng dựa trên giai điệu Hip-hop mà họ đã viết trước đó. Một số nghệ sĩ Hip-hop khác có các trải nghiệm mới lạ, bao gồm "And So It Burns" của bộ đôi Jedi Mind Tricks hay cặp sinh viên The Black Violin những người có nền tảng là nhạc cổ điển... Nếu The Black Violin tự viết nhạc thì các sáng tác của Jedi Mind Tricks gây bất ngờ bởi sự tính toán đầy khôn ngoan: họ rap trên nền nhạc giao hưởng mà không thay đổi cấu trúc, nhịp điệu hoặc tempo, tất nhiên có thêm bộ trống, bass... kết hợp. 

Tập thể Mik Nawooj lại là một mệnh đề thú vị khác: được thành lập cách đây 12 năm, bởi JooWan Kim - một người Mỹ gốc Hàn, nắm vai trò soạn nhạc và chỉ đạo nghệ thuật. Tập thể Mik Nawooj thích được gọi là... dàn nhạc Hip-hop bởi các thành viên đã xác định mục đích của họ từ đầu: tạo ra những gì khác biệt nhất giữa Hip-hop và nhạc cổ điển, họ chủ động sáng tác dựa trên hai chất liệu âm nhạc có vẻ rất khiên cưỡng này, bằng cách giảm tải sự tương phản có thể gây khó chịu cho những tai nghe truyền thống.

woman adult female person cello musical instrument man male people
Tập thể Mik Nawooj, đứng đầu là JooWan Kim

"First Song" ra đời cách đây 7 năm, cho thấy tầm nhìn sắc sảo và quyết liệt trong cách viết nhạc của tập thể Mik Nawooj. Tuy vậy, nỗ lực của họ vẫn gói gọn trong sự thể nghiệm, với lượng khán giả ít ỏi. Dễ nhận thấy nhất ở màn diễn live của họ tại lễ hội Edinburgh Fringe, đó là việc họ luôn... chia bài hát của mình ra làm nhiều phần để dành "đất" cho dàn nhạc trưng trổ, sau đó để các đoạn rap tiếp nối với cường độ cao. Đây là sự khác biệt khó có thể thay đổi giữa Hip-hop, Rap và Classic khi cấu trúc của nó khó tìm thấy điểm chung, dễ gây phân cực, chưa kể kéo lê bài hát.!

Từ Đen Vâu nhìn về

Các trải nghiệm nghe ca sĩ V-Pop hát với dàn giao hưởng sẽ thấy rõ sự lệch pha bởi không nhiều giọng ca đủ trình độ xử lý tác phẩm, kể cả bài hát “tủ” trước dàn nhạc cổ điển. Hà Anh Tuấn trong Fragile Concert năm 2017 có lẽ là người thông minh nhất khi chọn lựa chất liệu nhạc cổ điển vừa vặn, không “gồng”. Trong khi nghe “Xin lỗi anh quá phiền” của Đông Nhi với ban nhạc Evergreen lại thấy nỗ lực tạo ra một bản hòa âm chưa đạt mức hoàn chỉnh.

solo performance performer person microphone electrical device coat clothing

Tóc Tiên trong vai trò huấn luyện viên The Voice năm 2018, lựa chọn dàn nhạc giao hưởng để “nâng cấp” thí sinh của cô và hit “Có ai thương em như anh”. Trong khi cả Tiên và thí sinh trong suốt phần diễn nỗ lực sánh ngang dàn nhạc, thì màn rap của Binz lại lọt thỏm. Mới đây, Mỹ Anh - lứa ca sĩ Gen Z hiếm hoi biểu diễn tại Điều còn mãi 2022, dù có tư duy và sức trẻ, song “Sống như những đóa hoa” với quãng giọng vượt sức, giọng hát của ái nữ nhà Anh Quân - Mỹ Linh nghe vẫn "lạc lõng" giữa sức nặng của thanh âm. Đáng lẽ đây sẽ là màn diễn khá hứa hẹn vì sáng tác của Tạ Quang Thắng có cao trào, tuy nhiên kết quả cuối cùng lại khiến người nghe chơi vơi.

concert person crowd piano musical instrument teen boy male shoe stage
Phiên bản “Playah” dài gần 10 phút của Soobin Hoàng Sơn

Soobin Hoàng Sơn với SlimV quyết định làm mới “Playah” lấy cảm hứng từ “Seven Nation Army” của ban nhạc Rock The White Stripes; với phần đệm đắt giá của dàn nhạc giao hưởng phía sau. Tuy nhiên, công bằng mà xét, bản phối nổi bật nhất vẫn là chất Funky Jazzy nhiều hơn ngoài một vài tiếng kèn và violin. Dù sao, hướng đi này vẫn tạo được thành công, chí ít là nó cho thấy sự nhạy bén với thời cuộc.

Nhiều ngôi sao VPop tiếp cận nhạc cổ điển, như Only C hay Noo Phước Thịnh… từng công khai các dự án thu âm với dàn nhạc giao hưởng, bất chấp chi phí thường rất cao… nhưng khán giả đại chúng dường như chẳng mấy mặn mà bởi theo họ Pop và Classic thì chưa đủ để gây chú ý, càng không đủ để trở thành hiện tượng.

Người khiến cho nhạc giao hưởng “ồn ào” bởi các cuộc tranh luận, chắc chắn là "dongvui harmony" của Đen Vâu khi rapper liều lĩnh kết hợp cùng dàn giao hưởng và hợp xướng trong toàn bộ các bản nhạc Rap. Phần hòa âm của "dongvui harmony" rất du dương, nhưng phần rap của Đen chưa phù hợp vì nỗ lực hòa nhịp của anh chưa thể khỏa lấp ca từ, phần giai điệu lại… “mỏng”, đơn giản. Đen có sự sáng tạo đáng ghi nhận, song cảm xúc truyền tải có phần khập khiễng. 

person man adult male glasses concert indoors group performance microphone auditorium
Đen Vâu trong "dongvui harmony"

Những thử nghiệm dù hài hòa hay không, sẽ luôn gây tò mò, tranh cãi và thu hút số đông. Nhạc cổ điển chắc chắn là một trong những cách hay để đẩy người nghệ sĩ nhạc Pop lên tầm vóc cao hơn, nhưng cần có mức độ nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng cho xứng với dòng nhạc bất hủ này. 

Recommended posts for you