Pop, Music & Film

L'INVITATION: Nam Phương khi rũ bỏ hào quang

Nàng công chúa của buổi dạ vũ danh tiếng Le Bal des Débutants năm nào là một cô gái giản dị đến khó tin, nhưng cũng giống như Christian Dior từng nói “Sự thanh lịch nên là cộng hưởng hợp lý của tính khác biệt, sự tự nhiên, sự chú tâm và sự đơn giản.” Chẳng trách Nam Phương thích Dior đến vậy!
person human clothing apparel evening dress fashion gown robe

Nam Phương bận rộn, vì thế vật dụng trước mặt cô lúc này là máy tính xách tay và điện thoại, nhưng cô mặc một bộ đồ rất đẹp và hợp dáng mình. Cái tên Nam Phương gợi nhiều liên tưởng đến Nam Phương Hoàng hậu và nếu tìm kiếm tên cô trên mạng internet, có lẽ người ta sẽ chỉ tìm thấy những tấm ảnh lịch sử của bà. Nhưng đây là một Nam Phương rất khác với hình dung về một cô nàng phủ sóng mặt báo nước ngoài khi được mời tới dạ vũ dành cho giới quý tộc danh hoa ở Paris Le Bal des Débutants. “Đừng gọi tôi là công chúa nữa, giờ tôi cũng chỉ là nhân viên như ai,” Phương bật cười khi nghe lại danh xưng báo chí gắn cho mình thời điểm đó.

Photo 12-12-20, 18 35 48.jpg

Cô gái trở về từ Oxford với những cuốn sách triết học, kinh tế và lịch sử dày cộp, phiên bản bìa cứng bọc da, nhìn từng đó cũng đủ tưởng tượng được một cô sinh viên ở một trong những trường đại học lâu đời và danh giá nhất thế giới. Tại sao lại là Triết học – Kinh tế - Chính trị, toàn những môn khó nhằn, vậy mà Phương chọn học cả ba. Phương lý giải những môn này rất hợp với nền tảng của cô, gia đình có công ty nên học kinh tế là hợp lý, chính trị thì do Phương mê lịch sử, còn Triết học mới là sự tình cờ. Cô trúng tuyển vào phân viện hàng đầu, cũng là cái nôi của nhiều tên tuổi triết gia danh giá. “Tôi nhớ có lần trong bài giảng sau khi trình bày suy nghĩ của mình, giáo sư nói đã từng có triết gia khác trong lịch sử cũng từng nói vậy. Lúc đó tôi đã nghĩ phải mình sinh ra sớm hơn mấy nghìn năm thì cũng thành triết gia rồi,” Phương cười. Văn hóa Anh hợp với Phương, vì cô thích tính chuẩn mực và truyền thống của họ. “Tôi vốn không phải người sáng tạo lắm, nên tôi thích làm theo một cái truyền thống nhưng khiến nó trở nên tốt hơn hợp thời hơn.”

“Tôi vốn không phải người sáng tạo lắm, nên tôi thích làm theo một cái truyền thống nhưng khiến nó trở nên tốt hơn hợp thời hơn.”

Quãng thời gian ở Anh chắc chắn để lại nhiều kỉ niệm, thử nhìn căn phòng của cô mà xem: những tấm ảnh chụp lấy ngay chụp trong những bữa tiệc, một vài cuốn giáo trình do Oxford xuất bản trên giá, Phương tất nhiên nhớ từng câu chuyện trong đó, chuyện căng thẳng học hành thì nhiều, nhưng chuyện vui vẻ hay thậm chí “nghe như đùa” cũng nhiều không kém. “Đúng là cũng phải trải qua nhiều đau thương lắm quá trình tôi xin vào Oxford, nhưng vào rồi mới biết đó cũng là một trường đại học với những người trẻ như tôi. Họ cũng ngủ dậy muộn, đi học trễ, say sưa khi party, thậm chí tự chế xe máy phóng vào trường… tôi nhớ ai đó nói bản chất của thiên tài là phải có sự điên điên trong đó.”

KA7_3510.jpg
KA7_3513.jpg
KA7_3509.jpg

Phương không tự nhận mình rất thông minh, nhưng cô thấy mình siêng từ bé. “Ngồi một chỗ lâu là tôi thấy chán lắm, tôi lúc nào cũng có nhiều năng lượng” chán nên Phương học, thành tích xuất sắc suy cho cùng cũng từ sự chán ngồi một chỗ mà ra. Vì thế bây giờ mà thấy buồn chán thì cô sẽ tiếp tục học, học nấu ăn, học bằng đọc sách…

“Tôi không nói đùa đâu, giờ tôi hết là công chúa rồi, phải đi làm rồi, và đúng là ngoài đời thực vẫn khác hơn rất nhiều so với khi còn đi học, nên tôi thỉnh thoảng cũng gặp stress áp lực, nhất là giai đoạn năm nay nữa…” Nam Phương lý giải về những cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh và sách về phong cách sống hướng về lối sống cân bằng như Hygge, Lykke … mà cô để ở tủ đầu giường. Cô bắt đầu tập thiền từ đầu năm và vẫn duy trì thói quen này hàng ngày, thế gian càng vội thì người ta càng tìm cách kết nối với bản thân. Nam Phương không phải ngoại lệ. Bên cạnh đó, việc kết nối với gia đình cũng là điều gì đó rất tự nhiên với cô. “Gia đình tôi thân thiết lắm, đi du lịch cũng phải đi cả 4 người, hai chị em tôi học hỏi được rất nhiều từ bố mẹ mình, nhất là cách giao tiếp, đối nhân xử thế.” Phương kể bố mẹ cô đều có năng khiếu ca hát, hội họa, còn cô thì không thiên về nghệ thuật lắm.

“Tôi không nói đùa đâu, giờ tôi hết là công chúa rồi..."

Âm nhạc, ăn bánh và uống trà chiều. Nam Phương không phủ nhận văn hóa Anh có ảnh hưởng đến mình nhiều. “Tôi nghe nhiều nhạc Anh của các band pop rock nửa sau thế kỉ 20 như Spice Girls… như bây giờ mình đang nghe bài của The Turtles đấy!” Phương nghĩ mình cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tư tưởng về thời trang từ Anh, nơi cá tính thời trang luôn có hai loại: hoặc chuẩn mực hoặc mang tính cá nhân cao. London mang đến cảm hứng thời trang dồi dào cho Phương, do là một thành phố đa chủng tộc và văn hóa. Mỗi người cô quan sát mang một bản sắc thời trang riêng, sự đa dạng ấy cũng phản ánh trong phong cách thời trang của Nam Phương – “tắc kè hoa” như cô từng miêu tả.

Phương nói cô thích màu hồng kể từ lúc cô thích thời trang, “có một thời gian tôi chuyển qua mặc màu khác, nhưng giờ lại quay về màu hồng rồi,” Dù thừa nhận mình không phải người quá nổi loạn trong thời trang, nhưng Phương cũng không ngại đi đến giới hạn của nó, miễn là hợp hoàn cảnh và khiến cô cảm thấy thoải mái trong bộ trang phục. Cô thích mặc đồ của nhiều thương hiệu, và sử dụng món đồ ở nhiều nơi, “ví dụ một cái túi đi biển mà vẫn đẹp khi dùng trong thành phố, thì sao không khoác nó?”

Photo 12-12-20, 18 35 35.jpg

Khi tôi hỏi Phương cô có thần tượng thời trang nào không, cô nghĩ một chút rồi gọi tên Wallis Simpson (vợ của Công tước Windsor, người Mỹ). Một người phụ nữ Mỹ từng gây sóng gió một thời trong lịch sử Hoàng gia Anh hiện đại. Một bóng hồng xinh đẹp với tinh thần tự do và gu thời trang thanh lịch nhưng vẫn cá tính. Nam Phương chọn cái tên này vừa gây bất ngờ vừa cũng không quá khó hiểu, bởi ít ai từng lựa chọn Wallis như biểu tượng thời trang, nhưng điều này đủ chứng minh cách Phương tương tác với thời trang. “Tôi thích những bộ đồ mà chục năm sau nhìn lại vẫn đẹp.” Cô tin vào sự thay đổi của thời gian tới xã hội, vì thế nếu bộ đồ có thể đứng vững được qua nhiều thời kì, vẫn phù hợp thẩm mỹ của những thế hệ khác nhau, thì bản thân nó đã mang giá trị và xứng đáng để khoác lên người. “Nhưng nó khác với sự quay vòng của thời trang và xu hướng nhé, ví dụ như Grace Kelly hay Wallis Simpson sẽ chẳng bao giờ thực sự là trend cả, nhưng lúc nào họ cũng được xem như chuẩn mực về cái đẹp.”

“Tôi thích những bộ đồ mà chục năm sau nhìn lại vẫn đẹp.”
Photo 12-12-20, 18 36 01.jpg

Phương thích đồ hiệu trong nhiều trường hợp, vì thế tủ đồ của cô vẫn có những bộ váy đắt tiền hay túi hàng hiệu xếp gọn gàng. “Nói chung là nên mua đồ hiệu khi nó xứng đáng, ví dụ túi xách hay giày dép, vì chất lượng và độ bền của chúng.” Phương thích Dior nhất, nhưng không phải lúc nào cũng mua. Một cô gái Dior đích thực, nhiều người nhìn Nam Phương sẽ có ngay liên tưởng ấy. Phương từng nhận mình là người thực tế, và khi ngồi xem xét một bộ váy Dior rất đẹp nhưng không phù hợp với sự kiện nào thì liệu có xứng đáng không, theo tôi đây chính là lúc Phương thể hiện tính thực tế của mình. Phương cũng hay mặc đồ của nhà thiết kế Việt Nam như Lâm Gia Khang hay Nguyễn Chí Nghĩa “ở Việt Nam thì xài đồ Việt chứ! Bật mí là mấy món đồ trang sức mà tôi đang dùng bây giờ toàn là do bạn tặng đấy, chắc tôi quý kỉ niệm còn hơn cả đồ hiệu cũng nên.”

Photo 12-12-20, 18 35 42.jpg
KA7_3512.jpg

Words: VÂN ANH

Creative Director: ALEX FOX

Photography: KYANH TRAN

Makeup & Hair: ĐẶNG TRÍ VIỄN

Tags

Recommended posts for you