Love & Life

Second-hand embarrassment: Khi người khác không ngại thì người ngại là bạn

Bạn có thể dễ bị Second-hand embarrassment hơn nếu bạn có khả năng thấu cảm cao.

face head person photography portrait kissing romantic adult female woman

Second-hand embarrassment là gì?

Second-hand embarrassment là trạng thái cảm xúc xấu hổ, lo lắng hoặc tội lỗi khi bạn chứng kiến ​​ai đó trải qua một tình huống ngượng ngùng khiến họ bị nhìn nhận một cách tiêu cực.

Ví dụ bạn thấy một người đang đi bộ trên phố, một tay cầm cà phê và tay kia nhắn tin trên điện thoại. Điều tiếp theo chắc bạn cũng dễ dàng đoán được, họ vấp ngã và làm đổ cà phê tung tóe.

“Mặc dù bạn không phải là người bị ngã, nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận được cảm xúc mà họ có thể đang trải qua” - Nhà tâm lý học sức khỏe lâm sàng Marielle Collins nhận định.

Khi ai đó lao tới giúp đỡ, có thể nét mặt của bạn sẽ hơi nhăn nhó. Bạn bắt đầu cảm thấy đỏ mặt, hơi thở ngắn và né tránh ánh mắt của người bị ngã. Có thể bạn thậm chí còn bật cười theo bản năng khi tưởng tượng mình ở trong tính huống bất đắc dĩ đó. 

"Rất nhiều lần, những cảm xúc này đi kèm với cảm giác bất an và sợ bị đánh giá. Lo lắng có thể gây phiền toái và cản trở cho bất kỳ việc gì bạn đang làm trong lúc đó." Tiến sĩ Collins nói.

adult female person woman clothing dress head face beverage milk
Ảnh: Hyungsik KIm

Hoặc điển hình trong cuộc họp Zoom, một đồng nghiệp vô tình chửi thề khi không tắt micro và gây ra tình huống khó xử, bạn ngay lập tức cảm thấy gượng gạo và khó xử trước bầu không khí “kỳ quặc” đó. 

Tiến sĩ Collins lưu ý: “Second-hand embarrassment làm tăng thêm căng thẳng trong cuộc họp trực tuyến, đặc biệt nếu bạn đang phải vật lộn với chứng rối loạn lo âu. Chứng kiến ​​người khác bối rối có thể làm tăng suy nghĩ lo lắng về việc liệu trải nghiệm tương tự có thể xảy ra với bạn hay không và kích hoạt phản ứng căng thẳng của cơ thể.”

Tại sao Second-hand embarrassment lại phổ biến? 

Nhờ sức mạnh não bộ, chúng ta tự ý thức được cách chúng ta được nhìn nhận trong thế giới xung quanh. Các vùng não chịu trách nhiệm về khả năng điều chỉnh cảm xúc, phản ứng với cơn đau và cho phép cơ thể chúng ta chữa lành. Những phần não tương tự  được kích hoạt khi ta trải qua nỗi đau, sự xấu hổ hoặc hối tiếc cũng được kích hoạt khi chúng ta thấy người khác tự mình trải qua những điều đó.

Tiến sĩ Collins giải thích: “Đó là khái niệm về sự đồng cảm. Bộ não của chúng ta được cấu tạo để có thể mô phỏng trải nghiệm cảm xúc của người khác và cảm nhận được những gì đối phương đang cảm thấy.”

Đây là lý do tại sao chúng ta khóc khi thấy ai đó đau buồn và tại sao chúng ta cảm thấy cringe (ngượng nghịu hoặc bất an) khi điều gì đó đáng xấu hổ xảy ra với người khác. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy rằng chúng ta cảm thấy đau khổ khi người khác trải qua bất hạnh vì mức độ lo lắng ngày càng tăng bên trong của bản thân. Và trong khi chúng ta trải qua cảm giác Second-hand embarrassment nghiêm trọng hơn khi có điều gì đó xảy ra với người mà chúng ta gần gũi thân quen, điều này cũng có thể tái diễn khi chúng ta xem truyền hình thực tế (nơi tình huống xấu hổ thường xuyên xảy ra).

head person face smoke adult female woman smoking
Ảnh: zhonglin_

Bạn có thể dễ bị Second-hand embarrassment hơn nếu bạn có khả năng thấu cảm cao. Khi nghĩ về thấu cảm, chúng ta thường nghĩ đến việc có một sự chia sẻ cảm xúc với ai đó, trong đó chúng ta cảm nhận cùng một đau đớn như họ. Nhưng điều đặc biệt với Second-hand embarrassment là nó cũng có thể xảy ra khi người đó không cảm thấy xấu hổ.

Ví dụ, bạn có thể thấy lo lắng nếu nhìn thấy ai đó đi lại với giấy vệ sinh dính vào giày hoặc vết bẩn trên áo mà họ chưa nhận ra. Điều này xảy ra bởi vì não của bạn đang nhận biết cách họ có thể phản ứng và bạn đang hình dung ra cảm xúc mà họ có thể bộc lộ khi phát hiện ra giấy vệ sinh hoặc vết bẩn đáng xấu hổ đó.

Một lời khuyên để vượt qua sự bối rối quá mức là hãy đặt ra ranh giới cho cơ thể cảm xúc của bạn. Điều này bao gồm việc kiểm soát giọng nói ồn ào trong đầu luôn nhắc nhở bạn rằng ai đó hẳn phải cảm thấy khủng khiếp như thế nào vì một sai lầm ngớ ngẩn của họ. Trên thực tế, ngay cả khi “lỗi” của họ hoàn toàn là cố ý, bạn cũng không cần phải làm bản thân đau khổ bằng những lời nhắc nhở thú vị về vụ việc.

Điều quan trọng là bạn phải tự hỏi bản thân: "Tôi thực sự cảm thấy thế nào về điều này? Có cần thiết phải cảm nhận điều gì đó không?" Nếu sự xấu hổ kéo dài, hãy nghĩ xem liệu bạn có thể biến sự bối rối vô ích này thành lòng trắc ẩn thuần túy và nhận thức rằng bạn không phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra hay không.

Recommended posts for you