Sự ra đời và hành trình phát triển của thời trang unisex
Không quá ngạc nhiên khi ở thời xa xưa, việc phân định giữa thời trang nam và nữ là rất rõ ràng. Một trong những nguyên do chính cho xu hướng này chính là văn hoá gia trưởng của thời đại cũ. Trong khi đàn ông luôn mặc đồ năng động và thoải mái thì phụ nữ lại không có nhiều sự lựa chọn vì họ thường phải mặc giống nhau trong những bộ váy trang nhã và phức tạp. Cho đến ngày nay, định kiến thời trang này đã dần biến mất và đây chính là thời điểm mà thời trang phi giới tính lên ngôi. Cùng tìm hiểu về sự xuất hiện và quá trình phát triển của thời trang unisex nhé.
Thế chiến Thứ 2 và sự phát triển của nữ quyền
Năm 1824, cộng đồng New Harmony gây tranh cãi về việc cho phép phụ nữ mặc quần dài như nam giới. Vào cuối những năm 1900, Amelia Bloomer, một nhà đấu tranh cho nữ quyền, đã giới thiệu chiếc quần dài để mặc trong một chiếc váy ngắn. Đáng tiếc rằng tất cả các phong trào tiến bộ này đã diễn ra vào khoảng đầu Thế chiến thứ 2. Vì thế, trong khoảng thời gian này, sự khác biệt về vai trò giới tính trong trang phục lại trở nên nghiêm ngặt như trước. Đàn ông là trụ cột gia đình và làm những việc nam tính như sửa xe, chơi bóng và săn bắn. Các ông bố nuôi dạy con trai mình trở thành người đàn ông, và những người không thích bóng đá hay ô tô thường bị coi là nữ tính. Tương tự, phụ nữ được dạy để trở thành người nội trợ, với trách nhiệm nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình.
Năm 1968, thuật ngữ “unisex” được xuất bản lần đầu tiên trong một bài báo của New York Times, đề cập đến một đôi giày cao cổ chunky. Đến cuối năm, thuật ngữ này đã được sử dụng trong năm bài báo khác và các cửa hàng đã bắt đầu mở ra các khu vực quần áo phi giới tính cho các trang phục trung tính về giới tính.
Phong cách unisex vẫn là một danh mục phụ trong thời trang, nhưng nó đã mất dần tiếng tăm vào những năm 70. Phải đến những năm 1990 chúng ta mới thấy sự hồi sinh mạnh mẽ do phong trào punk và grunge (các thể loại nhạc rock) mang lại. Những phong trào này nhằm đặt câu hỏi về các chuẩn mực xã hội và nổi dậy chống lại những khuôn mẫu cố định. Thời trang có xu hướng nghiêng về phong cách unisex, với áo khoác nỉ quá khổ, những đôi combat boots và mũ đan cho cả nam và nữ.
Đây là lúc mọi người bắt đầu chấp nhận khái niệm quần áo không phân biệt giới tính. Các cửa hàng cung cấp trang phục denim, bộ đồ cho cả gia đình và nhiều loại quần áo unisex khác nhau. Không chỉ phụ nữ có thể mặc tuxedo mà ngay cả nam giới cũng bắt đầu thử vẻ ngoài bớt bảo thủ hơn với áo sơ mi thời Edward và quần skinny có họa tiết và màu sắc vui tươi.
Trang phục phi giới tính: Thành hay bại?
Quần áo unisex chắc chắn đã đẩy lùi những định kiến giới tính cứng nhắc, truyền thống, buộc mọi người phải suy nghĩ rõ ràng hơn về những gì thực sự cấu thành giới tính của một người. Phong trào cũng cho nam giới và phụ nữ có cơ hội khám phá các lựa chọn thời trang khác nhau mà không phải lo lắng về những hậu quả xã hội mà những người ở thế hệ trước phải trải qua.
Tuy nhiên, mặc dù quần áo unisex được thiết kế để làm mờ sự khác biệt giữa nam và nữ, nhưng nó thực sự đã làm nổi bật họ hơn nữa. Ví dụ, những chiếc áo cổ lọ bó sát được cho là unisex, nhưng cuối cùng chúng lại làm nổi bật giới tính của người mặc. Hầu hết nam giới và phụ nữ đều mang các dấu hiệu giới tính truyền thống, chẳng hạn như tóc, trang điểm, râu và áo ngực, và quần áo unisex càng làm nổi bật những dấu ấn truyền thống đó hơn.
Hiện tại và tương lai của thời trang phi giới tính
Từ những năm 2000 cho đến nay, trang phục unisex có một sự thay đổi rõ ràng một lần nữa. Các nhà thiết kế đang tạo dựng toàn bộ bộ sưu tập dựa trên các thiết kế trung tính về giới tính, bên cạnh đó kỳ vọng và định nghĩa của xã hội hiện nay về nam tính và nữ tính đang thay đổi mạnh mẽ. Với quan điểm mới này về các chuẩn mực xã hội mang đến quyền tự do ngôn luận thú vị cho cả hai giới. Chưa bao giờ có thời điểm tốt hơn để thực sự ăn mặc theo cách bạn thích và các yếu tố phong cách dựa trên cả truyền thống nam tính và nữ tính. Thậm chí, nhiều tín đồ thời trang thậm chí đã diện những bộ trang phục được coi là dành cho giới tính còn lại. Điều quan trọng nhất là bạn yêu thích những gì bạn đang mặc và cảm thấy tự tin với nó.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các chiến dịch bảo vệ nữ quyền và bình đẳng giới, thời trang unisex không hề có giấu hiệu giảm sút. Phân khúc thời trang trung tính về giới tính ngày càng phát triển. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất thông qua sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thời trang chuyên về trang phục trung tính về giới tính.
aemcy, membersonly / Tổng hợp: Chi Le