Dictionary

L’Dictionary: [Creative Director và Art Director] – Hai vai trò khác biệt trong nhà mốt

Hai vai trò rất dễ bị nhầm lẫn, tuy nhiên, cả hai cá nhân này đều là những nghệ sĩ và họ làm việc với nền tảng sáng tạo. Điểm khác biệt có lẽ nằm ở phạm vi trách nhiệm, tính thực tế và sự gắn kết đối với khách hàng.
tie accessories accessory clothing apparel person hat suit coat overcoat

Tới thời điểm hiện tại, có lẽ bạn đã biết Nigo sẽ trở thành Art Director mới của Kenzo, bắt tay với LVMH và có những bước đầu tiên chính thức gia nhập thời trang cao cấp. Tuy nhiên, nhà sáng lập của BAPE và Human Made sẽ chưa phải can thiệp trực tiếp vào vấn đề doanh thu nan giải của Kenzo, thời điểm này, tất cả những gì Nigo có trong tay là một không gian sáng tạo mở đầy tiềm năng và cũng rất tự do. Có thể Nigo là tất cả những gì Kenzo và LVMH đang cần nếu chính những sáng tạo thoải mái của NTK có thể giúp thương hiệu vực dậy trên bảng thống kê doanh thu hàng năm. Vậy, không giữ vị trí Creative Director, Art Director Nigo sẽ có vai trò như sau:

nigo-01.jpg
Nigo - Art Director của Kenzo

Định nghĩa một cách đơn giản và ngắn gọn, một Art Director – Giám đốc nghệ thuật sẽ chỉ tập trung tạo nên “aesthetics” trong khi đó Creative Director – Giám đốc sáng tạo sẽ chịu trách nhiệm cả về định hướng nghệ thuật, chiến lược kinh doanh, thực hiện chiến dịch quảng bá, v.v cho thương hiệu. Như vậy, một Giám đốc nghệ thuật sẽ không cần phải quan tâm quá nhiều tới việc đẩy mạnh doanh thu hay đường lối kinh doanh, trong khi Giám đốc sáng tạo sẽ phải can thiệp vào các hoạt động tăng doanh thu nhưng vẫn phải đảm bảo gìn giữ, phát triển di sản và hình ảnh thương hiệu đã có sẵn.

Lấy ví dụ đơn giản, Giám đốc sáng tạo sẽ yêu cầu một phông chữ đậm với mục đích thể hiện sức mạnh, thể hiện sự gai góc và nếu bạn là Giám đốc nghệ thuật, bạn nên biết tên của một vài phông chữ phù hợp có khả năng mang lại hiệu quả mong muốn.

5c6c31fa76e9472b7214587d_GettyImages-152932206.jpg.webp
Karl Lagerfeld và Virginie Viard - cựu Creative Director và Creative Director đương nhiệm của Chanel

Vậy, trách nhiệm cụ thể của mỗi vai trò trên là gì?

Giám đốc sáng tạo sẽ dẫn đầu tất cả các chiến lược xây dựng thương hiệu, công việc yêu cầu cá nhân này giám sát mọi thứ được trình bày cho khách hàng. Cuối cùng, Giám đốc sáng tạo sẽ đảm bảo rằng chiến lược được chọn và thiết kế đi kèm đủ mạnh để hỗ trợ nhu cầu của khách hàng.

Như vậy, Giám đốc sáng tạo cũng sẽ làm việc rất nhiều với đội ngũ marketing. Họ “bán” những ý tưởng của mình cho khách hàng, đồng thời theo dõi quá trình thực hiện và hoàn thành ý tưởng đó. Họ suy nghĩ về “đề bài” được giao từ khi chúng mới chỉ hình thành cho tới khi hoàn thành dự án. Bên cạnh đó, Giám đốc sáng tạo cũng đóng vai trò người cố vấn cho đội ngũ trong bộ phận sáng tạo, thống nhất và thúc đẩy môi trường làm việc lành mạnh. Tóm lại, Giám đốc sáng tạo là một người lãnh đạo. Họ chỉ đạo nhóm của mình trong công việc và thay mặt khách hàng thực hiện thành công dự án, chiến lược quảng bá.

Chỉ tập trung vào tính thẩm mỹ, Giám đốc nghệ thuật dựa vào thiết kế để gắn kết và khơi dậy phản ứng mong muốn từ người tiêu dùng. Họ sẽ dành công sức tìm hiểu những vấn đề nhỏ và đi sâu vào chi tiết mà đôi khi Giám đốc nghệ thuật không có thời gian để bao quát, ví dụ như sự lựa chọn màu sắc, phông chữ trên tấm poster chiến dịch, các chi tiết thiết kế nhỏ lẻ và thậm chí, Giám đốc nghệ thuật có thể tham gia tạo nên diện mạo thực tế cuối cùng của thành phẩm. Như vậy, Giám đốc nghệ thuật không cần một đội ngũ quá lớn và cũng sẽ không trực tiếp can thiệp vào đường lối kinh doanh.

prada-raf-simons-miuccia-co-creative-director-design-fashion-news-sq-1.jpg
Miuccia Prada và Raf Simons - Creative Directors của Prada

Vậy, trong hai vị trí trên, thương hiệu thời trang của bạn sẽ cần đến người nào hơn? Nếu sở hữu một thương hiệu nhỏ, Giám đốc nghệ thuật có lẽ sẽ là vai trò cần thiết, họ sẽ là những cá nhân rất “handy” và có thể can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất nếu cần thiết.

Và đối với những đế chế thời trang khổng lồ như Chanel, Dior, Celine, Prada hay rất nhiều cái tên tiêu biểu khác, một Giám đốc sáng tạo với trách nhiệm bao hàm là vai trò không thể thiếu. Như chúng ta đã quen thuộc, mỗi lần một nhà mốt nổi tiếng có dấu hiệu thay đổi nhân sự, vị trí Giám đốc sáng tạo sẽ được trông mong nhiều nhất, toàn bộ thương hiệu sẽ thay đổi dưới sự dẫn dắt và tầm nhìn của cá nhân này, như những gì Hedi Slimane đã làm cùng Celine, làm mới hoàn toàn, bắt đầu tiến vào menswear, sản xuất nước hoa và thúc đẩy tối đa doanh thu.

hedi-slimane-celine-creative-director.png
Hedi Slimane - Creative Director của Celine

Tóm lại, cho dù bạn đang tìm kiếm bất kì ai trong hai vai trò trên, một Giám đốc sáng tạo để quán lí toàn bộ công việc của thương hiệu, từ NTK, thợ may cho tới đội ngũ đồ hoạ hay một Giám đốc nghệ thuật để giám sát và định hướng thẩm mỹ chi tiết thì người đó cũng đều cần phải tham gia vào tất cả các giai đoạn của quy trình hoàn thiện sản phẩm, cung cấp hướng dẫn, phê bình, tạo động lực và cùng “brainstorming” các ý tưởng.

412d61cbe7d81f2dd9db2a16c4137b90.jpg
Sarah Burton - Creative Director của Alexander McQueen

Recommended posts for you