Tưởng đúng mà sai: Bạn có biết thiếu vitamin cũng khiến gót chân chữa mãi vẫn nứt?
Những nguyên do thường gặp dẫn đến nứt gót chân
Có rất nhiều lý do khác nhau khiến bạn có thể bị nứt gót chân, từ nhiễm nấm đến việc dành quá nhiều thời gian đi dép tông, sandal. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên nứt gót chân:
- Da khô, thiếu ẩm, mất nước
- Thường xuyên đi dép xỏ ngón, giày mules hoặc các loại giày không có gót hoặc không hỗ trợ bảo vệ gót.
- Mang giày không vừa chân. Đi chân trần.
- Chấn thương trên da, chẳng hạn như thường xuyên cạo hoặc sờ nắn.
- Các bệnh da liễu như nấm da chân, bệnh vẩy nến, bệnh chàm.
- Đứng trong thời gian dài mà không hỗ trợ bảo vệ gót chân thích hợp.
- Thời tiết lạnh khiến da nứt nẻ.
- Tiếp xúc lâu với môi trường ẩm ướt.
- Người bị rối loạn tuyến giáp, tiểu đường và các bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
- Chế độ ăn quá ít chất béo.
- Sự tích tụ mô sẹo.
Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những nguyên nhân thường thấy kể trên, gót chân nứt nẻ cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin? Hóa ra, chỉ cần thiếu hụt vitamin C, B3 hoặc E thì nứt gót chân cũng có thể phát sinh vì những loại vitamin này đều quan trọng đối với sức khỏe làn da.
Mối liên hệ giữa nứt gót chân và thiếu hụt vitamin
Trong một số trường hợp, gót chân nứt nẻ có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin. Cụ thể đó là các loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của làn da là vitamin C, B3 và E.
Thiếu vitamin C: Có thể dẫn đến tình trạng khô da và nứt gót chân. Thông thường nhất, thiếu vitamin C sẽ sẽ được biểu hiện qua các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chảy máu quanh nang lông (đặc biệt là ở cẳng chân). Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng vết thương chậm lành, rụng tóc, các đốm da phát sinh do mạch máu bị vỡ, mệt mỏi và thiếu máu do thiếu sắt.
Thiếu vitamin B3: Vitamin B3 còn được gọi là niacin. Sự thiếu hụt vitamin này biểu hiện phổ biến nhất với các triệu chứng bao gồm sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ, tiêu chảy và viêm da. Ngoài ra, thiếu vitamin B3 có thể gây khô rát và đỏ da tại những vùng thường xuyên ít tiếp xúc với ánh sáng bao gồm mặt, phần cổ, ngực, bàn tay và bàn chân.
Thiếu vitamin E: Vitamin E là một chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào của bạn khỏi hư hại. Nó cũng tăng cường chức năng miễn dịch và có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong động mạch. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin E, bạn có thể bị yếu cơ, các triệu chứng thần kinh như các vấn đề về thị lực và mất cảm giác, và các vấn đề về da như da khô và xỉn màu, lão hóa sớm và nếp nhăn.
Do vậy, việc chú ý bổ sung vitamin tổng hợp là cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và một làn da săn chắc.
Những biện pháp chăm sóc gót chân tại nhà
Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, dưới đây cũng là một số biện pháp chăm sóc khác bạn có thể áp dụng tại nhà:
- Trước tiên hãy ngưng chà xát, gãi, bóc và khiến vùng gót chân chịu thêm tổn thương.
- Tẩy tế bào chết cho gót chân bằng các loại sản phẩm có chứa thành phần urea (urê), axit salicylic, axit alpha-hydroxy, saccharide isomerate để vừa có thể làm sạch da, loại bỏ những vùng da chết vừa dưỡng ẩm và bảo vệ gót chân.
- Thoa kem dưỡng gót chân vào buổi sáng để tăng độ đàn hồi cho da trước khi bắt đầu ngày mới.
- Uống nhiều nước trong ngày.